Ads 468x60px

BLOG YÊU THÍCH

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP


TỪ ĐIỂN

BÀI XEM NHIỀU NHẤT

CHAT

NHẬN XÉT CÁC BÀI VIẾT

TIM KIẾM TRONG BLOG

19 tháng 10, 2009

GIỚI THIỆU TRANG WEB UPLOAD TÀI LIỆU TRÊN MẠNG

CONGPY - Giới thiệu 02 trang Web cho phép Upload va Download trên mạng, đây là một tiện ích rất thuận tiện để gởi các File dung lượng lớn mà ta không thể gởi qua Email được.

10 tháng 10, 2009

BÀI VIẾT NÀY CÓ HƠN 1 TỶ NGƯỜI ĐỌC VÀ HỌ ĐÃ KHÓC

Nội dung
bài viết này cũng khá lâu rồi nhưng tình cờ đọc được bài viết của Mr.siro , mình cảm thấy rất buồn và nhớ lại câu chuyện của 1 bé gái người TQ này .....

"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

"Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"


Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".



Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!



Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.


Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.



Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"

"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".



"Em tự nguyện từ bỏ!"


Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.


Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em



Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.



Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào


Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"

"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"

"Dì ơi, con cũng làm người tốt."

"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.


Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"

15 tháng 9, 2009

Norman Bourlaug nhà khoa học xanh

CONGPY - Norman Ernest Borlaug (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1914, từ trần ngày 12 tháng 9 năm 2009 tại Texas) là nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom, Congressional Gold Medal vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.

Norman Borlaug là tiến sĩ di truyền và bệnh cây của Trường Đại học Minnesota (University of Minnesota) năm 1942. Ông chuyên nghiên cứu chọn giống lúa mì tại Mexico và đã giới thiệu phát triển những giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, kháng sâu bệnh nổi tiếng khắp thế giới.

Ông đã cống hiến suốt đời để cải thiện đời sống và thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo trên toàn cầu. Ông dành nhiều thời gian cho giảng dạy, nghiên cứu, làm việc tại CIMMYT, CIANO ở Mexico, Trường đại học Texas A&M University và Trung tâm chọn tạo giống cây trồng Center for Southern Crop Improvement ở Mỹ. Ông đã thực hiện nhiều dự án giúp đẩy mạnh sản xuất lương thực của nhiều nước ở châu Phi tại Benin, Burkina Faso, Ethiopia, Ghana, Guinea, Mali, Malawi, Mozambique, Nigeria, Tanzania và Uganda, ở châu Á tại Ấn Độ, Pakistan...; Ông là một trong những người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize) và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực khác. Đây là Cuộc cách mạng thứ hai của ông thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Norman Ernest Borlaug nhà khoa học xanh là cây đời mãi mãi xanh tươi!

Kỹ niệm sâu đậm nhất của tôi đối với Thầy Norman Borlaug là ngày tôi được trò chuyện với Người gần trọn buổi chiều trong phòng riêng của tôi tại CIMMYT, Mexico năm 1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học "Quản lý Trung tâm/ Tram trại Nông nghiếp". Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày Cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy đã lặng người xúc động. Và, tôi thật không ngờ và cũng thật may mắn đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên cạnh Thầy, nhà bác học nông nghiệp bậc nhất của nước Mỹ và thế giới. Tôi đã kể cho Thầy nghe về “Tuổi thơ gian khổ” “Những ngày cầm súng” và “Khát vọng” trong các hoài bão và dự định của mình đối với chọn giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để nâng cao thu nhập và đời sống cho các hộ nông dân nghèo ở Việt Nam. Thầy lắng nghe và thỉnh thoảng góp ý, nhận xét. Tôi tâm đắc với Thầy về câu của Goethe - nhà bác học thiên tài người Đức: “Mọi lý thuyết đều màu xám và cây đời mãi mãi tươi xanh” và câu “An nhàn vô sự là tiên” trong "Sấm ký" của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tâm nguyện của Thầy nhà khoa học xanh, “Lời Thầy dạy” mãi mãi trong lòng tôi.


Tư liệu về GS.TS. Norman Borlaug


TS. HOÀNG KIM

25 tháng 8, 2009

Tạt axít tại giảng đường, 14 người nhập viện

CONGPY - Sáng nay, tại Đại học Nông lâm TP HCM, một thầy giáo và hơn 20 sinh viên đang trong giờ học thì một cựu sinh viên nam bước vào, tay bưng chậu axít bất thần hắt mạnh khiến giảng viên đổ gục xuống.

Thầy giáo Đặng Hữu Dũng cùng 13 sinh viên khác đã được đưa vào Bệnh viện Đa khoa quận Thủ Đức trong tình trạng bỏng nặng. Ngay sau đó, thầy Dũng và một sinh viên khác do quá nguy kịch, đã được chuyển ngay lên bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu.

Sinh viên Huỳnh Đăng Đức Toàn bị thương nặng ở vùng lưng.
Lúc khoảng 9h, thầy Dũng, giảng viên môn tiếng Anh, Phó trưởng khoa Cơ Khí của trường cùng sinh viên năm 4 đang học lý thuyết thì bất ngờ một nam thanh niên bước vào, trong bộ dạng nhân viên của trường bưng thau nước mời thầy rửa tay, rồi bỗng bất thần hất mạnh.
Thầy Dũng lãnh trọn cả thau nước, được xác định là axít, hét lên rồi gục xuống, cả lớp học náo loạn. Nhiều sinh viên khác bên cạnh thầy cũng hét lên những tiếng kinh hoàng rồi ôm đầu, mình chạy ra ngoài.
Nghe tiếng kêu cứu, những sinh viên các lớp xung quanh vội ùa tới, vây bắt được hung thủ và nhanh chóng chuyển các nạn nhân lên xe đi cấp cứu. Hung thủ, ban đầu được xác định là một sinh viên khóa trước của trường hiện chưa đủ điều kiện để tốt nghiệp, do có bức xúc đã bưng chậu axít đến trường để trả thù.
Sinh viên Nguyễn Văn Khoa vẫn còn bàng hoàng kể lại sự việc.
Đến trưa nay, tại bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, 7 nạn nhân bị thương tích nhẹ hơn đã được cho xuất viện. 5 người còn lại bị bỏng 10-20%. Một sinh viên bị ảnh hưởng nặng vùng mắt đã được chuyển viện lên tuyến trên cùng với thầy giáo Dũng. Trong số các nạn nhân, có một sinh viên nữ khác lớp đã bị thương tích do thầy Dũng lúc bị nạn lao qua và vẩy axit bắn vào người.
"Hung thủ trong bộ dạng ăn mặc lịch sự, bưng thau nước bước vào nói "thầy ơi rửa tay" rồi bất ngờ hắt mạnh vào người thầy giáo, các bạn đang nằm ở đây bị tương đối nhẹ do ngồi ở vị trí xa thầy giáo, còn bạn ngồi gần thầy nhất bị thương rất nặng ở vùng mặt và đầu", Huỳnh Đăng Đức Toàn, sinh viên bị thương nặng ở vùng lưng, nói.
Bên cạnh đó, 4 sinh viên khác, người bị bỏng nặng ở tay, lưng, bụng tất cả đều chưa hết bàng hoàng.

Sinh viên Huỳnh Vũ Anh đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thủ Đức.
Theo ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP HCM, hung thủ ban đầu đã được xác định tên là Trần Xuân Thanh, 28 tuổi, quê Thanh Hóa, sinh viên khóa 28 của trường. Do còn nợ môn tiếng Anh, chính là môn của thầy Dũng dạy, nên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp. Hiện những sinh viên năm cuối của trường đã thuộc khóa 32.
Trần Xuân Thanh đang bị cơ quan chức năng tạm giữ.
(Xuân Hoàng)

6 tháng 8, 2009

MC BẤT ĐẮT DĨ

CONGPY - Lần đầu tiên làm MC, mà là MC bất đắt dĩ nên mặt cứ ngố ngố ra! Tuy nhiên là MC cho một chương trình thiếu nhi nên cũng rất vui !


(Run quá nên cô bé quên mất lời vài hát, MC động viên mà Bé vẫn không hát được luôn, hihi)



3 tháng 8, 2009

DUYÊN MAY VÀ SỰ LỰA CHỌN


1. Khi ta gặp đúng người ta yêu, ở đúng vào một nơi nào đó, vào đúng một thời điểm nào đó ===> Đó là “Duyên May”.
2. Khi bạn gặp ai đó làm lòng bạn xao xuyến, đó không phải là một sự lựa chọn đó ===> Đó là “Duyên May”.
3. Khi bạn gặp một tiếng sét ái tình thì chắc chắn không phải là một sự lựa chọn đó ===> Đó là “Duyên May”.
4. Vấn đề là những gì xảy ra tiếp sau đó. Khi nào bạn vượt qua tình trạng bồng bềnh, choáng ngợp và chìm đắm của tình yêu để bước sang một tầm thức mới. Đó là khi lý trí trở về, khi bạn ngồi lại và suy nghĩ xem liệu bạn có thật sự muốn tiến tới một mối quan hệ bền vững…hay để tất cả vào kỷ niệm. Nếu bạn quyết định yêu ai đó với tất cả các nhược điểm của người đó đó ===> Đó không còn là “Duyên May” nữa đó ===> Đó là “Sự lựa chọn”.
5. Khi bạn chọn sánh vai cùng một ai bất kể những ngọt bùi, đắng cay,…của cuộc đời ===> Đó là “Sự lựa chọn”.
6. Cho dù bạn biết rõ rằng có rất nhiều người ở bên ngoài trái tim của bạn…duyên dáng hơn…giàu có hơn người bạn yêu…===> nhưng bạn vẫn quyết lòng yêu người đó không thay đổi ===> Đó là “Sự lựa chọn”.
7. Sự choáng ngợp, bồng bềnh và tiếng sét tình yêu đến với ta bằng cơ may…nhưng tình yêu đích thực chính là sự lựa chọn của trái tim, chính sự lựa chọn của chúng ta.
8. “Định mệnh mang chúng ta đến với nhau, nhưng chính chúng ta làm cho định mệnh thành sự thật”
9. Chúng ta sống trên đời này không phải để tìm thấy người hoàn mỹ để yêu…mà chính là học cách để yêu thương một người không hoàn mỹ một cách trọn vẹn nhất.

16 tháng 7, 2009

Học gì để trở thành CEO thành đạt

Làm CEO chính là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì 99% kia cũng… bỏ.
Học gì để trở thành CEO thành đạt
Làm CEO chính là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì 99% kia cũng… bỏ.Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nhiều thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay, việc thành hay bại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thể bắt chước nhau mọi thứ từ công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm, giá cả, chiêu thị... nhưng có một thứ khó mà sao chép được, đó chính là "lãnh đạo".Và, để "chính danh" với tên gọi của chính mình, hơn bao giờ hết, CEO cần phải học, mà trong đó, học cách tư duy và nhận thức là điều tối quan trọng. Bên cạnh việc làm giàu kinh nghiệm và duy trì một trực giác tốt, nhà quản trị phải trang bị cho mình tư duy khoa học để lĩnh hội kiến thức quản trị, từ đó nâng cao năng lực quản trị theo khoa học và giảm bớt quản trị theo cảm tính.Điều kiện cần để trở thành một CEOKhát vọng và tố chất là hai yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một CEO. Chúng ta đều đồng ý rằng, sống trên cõi trần này, bất luận đó là nghề gì, thì đều phải có khát vọng. Nhưng khát vọng thôi không đủ, bạn phải có tố chất. Tới trường là một trong những cách hữu hiệu để phát hiện ra tố chất của chính mình.Theo lẽ tự nhiên, ai cũng có tố chất cả. Nếu ai phát hiện hoặc được phát hiện tố chất của mình và dấn thân vào đúng tố chất ấy thì đó là sự thăng hoa của cuộc sống. Có thể lấy ví dụ, nếu Piscasso theo nghề CEO thì liệu ông có lưu danh sử sách là thiên tài lãnh đạo không? E là không. Và rõ ràng, Piscasso với tố chất bẩm sinh về nghệ thuật và ông đã chọn nghề hội họa để dấn thân và giờ thì cả nhân loại đều biết Piscasso là ai?Và tố chất để trở thành một CEO chuyên nghiệp, thường là:* Về chỉ số, đòi hỏi cần có: chỉ số thông minh cao, chỉ số nhạy cảm cao, chỉ số vượt khó cao...* Về tư duy chiến lược, đòi hỏi cần có: tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy quy luật...* Về tính cách, đòi hỏi cần có: cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhanh nhạy, tinh tế; mạnh mẽ, quyết đoán, kiên nhẫn, chịu đựng... Ngoài ra, cần có thần thái, có cái uy và thiên hướng của người chỉ huy (ví dụ: có khả năng tập hợp, hiệu triệu người khác một cách tự nhiên, có khả năng thuyết phục cao, có óc tổ chức, đáng tin...)Khát vọng và tố chất là hai điều kiện không thể thiếu để trở thành một CEO. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người có khát vọng mà không có tố chất? Đối với trường hợp này, đó là ảo ảnh mang tính thảm họa. Còn chúng ta sẽ lấy làm tiếc nếu một người có tố chất mà không có khát vọng.… Và điều kiện đủNhưng hội tụ được trong mình khát vọng và tố chất về nghề CEO mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải có thêm kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ nghề nghiệp. Ba điều kiện này được gọi là "vốn nghề" của một CEO. Ngoài ra, một CEO thành công cũng phải có đạo đức nghề nghiệp cũng như sức khỏe, ngoại hình và vốn sống...Để có thêm kiến thức, chỉ có cách duy nhất là phải học. Nhưng trước khi học bất cứ cái gì, chúng ta nhất thiết phải trả lời cho được các câu hỏi cốt lõi, đó là: phải xác định cho được "Mục tiêu của sự học" (Why to learn) rồi mới xác định nên "Học cái gì" (What to learn) và sau cùng là "Học như thế nào" (How to learn). Đây chính là nền tảng của phương pháp luận 2W1H. Và bạn đừng bao giờ quên, "Học cách nghĩ trước khi học cách làm" (Learning how to think, before learning how to do).Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp khôn lường, lượng thông tin cần cập nhật rất đồ sộ, do vậy các CEO cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Học từ chính các bạn đồng môn, từ đồng nghiệp và thậm chí, học cả từ chính những nhân viên của mình, học thông qua những tấm gương doanh nhân thành đạt trên thế giới, thông qua các cuốn sách đúc kết các kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp... Đó chính là chân dung một CEO năng động và thành đạt thời nay. Nhưng những bài học nào là cần thiết cho một CEO? Hay nói một cách khác, CEO nên học gì? Theo những nghiên cứu của PACE, một CEO chuyên nghiệp sẽ gắn cả cuộc đời họ với bốn lĩnh vực: chiến lược, con người, hệ thống và văn hóa.Để giỏi những công việc này, CEO cần phải được trang bị kiến thức quản trị, bao gồm: quản trị tổng quát, quản trị chức năng, quản trị dự án. Ngoài ra, tại sao cần phải có kinh nghiệm nghề nghiệp? Vì không ai có thể chuyên nghiệp ngay khi mới bước vào nghề, vậy nên, cần phải có nhiều sự trải nghiệm, kinh qua về quản lý điều hành từ các góc độ khác nhau...Tại sao cần phải có quan hệ nghề nghiệp? Vì không ai có thể giỏi nghề mà thiếu sự chia sẻ với đồng nghiệp trong xã hội. Mỗi nghề đều có "sân chơi" riêng của mình, thế nên, mỗi một CEO cần phải có quan hệ sâu rộng trong giới doanh nhân và CEO.Hành trình của “sự học”Đối với một CEO thì tư duy nhận thức là nền tảng, kỹ thuật nghiệp vụ là bổ trợ, nghĩa là một CEO chuyên nghiệp thì cần phải học "thức" trước khi học "chiêu". Điều này cũng tựa như người võ sĩ, cần phải học "công" trước khi học "chưởng".Như đã trao đổi ở trên, bốn công việc quan trọng nhất của một CEO là chiến lược con người, hệ thống và văn hóa. Vì vậy, một khóa học thành công dành cho CEO là một khóa học cần phải chỉ rõ: Một CEO chuyên nghiệp là người như thế nào? Ai có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp? Học gì để trở thành một CEO chuyên nghiệp? Tư duy và phương pháp học của một CEO chuyên nghiệp là như thế nào? Rồi tiếp đến là đi sâu vào tìm lời đáp cho 4 công việc quan trọng nhất của một CEO như chúng ta đã đề cập.Thêm vào đó, một CEO chuyên nghiệp cần phải học và nắm rõ những vấn đề về quản trị chức năng, cụ thể là: Biết cách chỉ đạo việc quản trị nguồn nhân lực; Biết cách chỉ đạo việc quản lý tài chính và đầu tư; Biết cách chỉ đạo việc quản lý công tác kế toán; Biết cách chỉ đạo việc quản lý marketing và thương hiệu; Biết cách sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khi có nhu cầu; Hiểu biết về quan hệ công chúng và quan hệ truyền thông, Nắm bắt về hội nhập và toàn cầu hóa…Ngoài ra, một CEO chuyên nghiệp cần liên tục học tập và rèn luyện các kỹ năng bổ trợ cần thiết, đó là: thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của chính mình, kỹ năng hiểu con người, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng về phân công, phân nhiệm và ủy thác công việc, kỹ năng huấn luyện và dẫn dắt nhân viên/đội ngũ, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố trong công việc...
(Theo Tạp chí Thế giới Doanh nhân)

10 tháng 7, 2009

Trăn trở của người trẻ

CONGPY - TT - “Khi người ta trẻ” - đó là cuộc tọa đàm khá thú vị của các bạn HS-SV, ĐVTN do Hội Liên hiệp thanh niên quận 5 (TP.HCM) tổ chức sáng 9-7, một ngày trước Đại hội đại biểu Hội LHTN quận 5.

Buổi tọa đàm đã gợi mở nhiều vấn đề mà không ít bạn trẻ quan tâm.


Chiến sĩ thanh niên công nhân trong chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” 2009 - một biểu hiện của lòng yêu nước-Ảnh: MINH ĐỨC


Thế nào là yêu nước?

Câu hỏi gợi mở của bí thư quận đoàn Trịnh Xuân Tâm đã được bạn Phạm Giang Anh, chi đoàn Viện Sốt rét và ký sinh trùng TP.HCM, khẳng định: phần lớn bạn trẻ hôm nay đủ nhận thức khi chọn cho mình một lối sống, một mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu. Quan trọng là mục tiêu ấy phải đi cùng với sự phát triển của đất nước và đòi hỏi người trẻ phải góp sức lớn. “Biết bao chiến sĩ ngày đêm bám trụ, sẵn sàng chiến đấu ở những hải đảo, như những chiến sĩ ở nhà giàn DK1 để chúng ta được bình yên”.

Anh Nguyễn Quốc Dũng, phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển kinh tế và cung ứng lao động Q.5, kể về “quá trình yêu nước” của riêng mình: “Trước đây tôi nghĩ yêu nước là phải làm được những điều to tát lắm. Dần về sau mới hiểu thật ra những việc nhỏ nhất mà có ích như xây dựng lối sống văn hóa, rèn luyện bản thân, chấp hành tốt pháp luật cũng đã là yêu nước”.

Từng là một du học sinh chuyên ngành công nghệ thông tin tại Úc sáu năm, anh Châu Tiên Thức hiện là một chủ doanh nghiệp trẻ của quận 5 chia sẻ: “Từ một đất nước hòa bình và ổn định về chính trị, tôi xác định du học là để dung nạp thêm kiến thức tiên tiến và ao ước trở về để cống hiến, góp phần làm đất nước phát triển”.

Anh Thức cho biết thêm ngay từ năm đầu tiên du học ở Úc anh đã gặp nhiều thông tin về hình ảnh, sự kiện không mấy tốt đẹp về đất nước, con người, thể chế chính trị của VN. Sau khi bình tĩnh soi xét lại với những gì mình từng mắt thấy tai nghe khi còn ở quê nhà, những câu chuyện của người thân trong nước kể lại, anh quả quyết những thông tin kia là sai lệch và loại khỏi bộ nhớ của mình. Cũng theo anh, bảo vệ hình ảnh đẹp của quê hương trong tâm thức và nhận thức của mình cũng là yêu nước.

Đừng để giới trẻ “tự bơi”

Cuộc tọa đàm càng nóng hơn khi hai bạn trẻ cùng thế hệ 9x là Trương Nguyễn Uyên Thư (Trường THPT Lê Hồng Phong) và Phan Việt Hải (SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên) khẳng định: người trẻ thích tìm tòi cái mới. Với sự hiếu động của tuổi trẻ nên dễ bị ngợp trước vô vàn thông tin từ nguồn Internet. “Là SV công nghệ thông tin, tôi biết được chỉ có khoảng 10% thông tin trên Internet là tích cực, còn lại đến 90% cần phải cảnh giác” - Hải nói. Do đó, các bạn trẻ khi vào đời cần được trang bị những kiến thức nhất định về xã hội, lý tưởng chính trị để khỏi bị cuốn theo các luồng thông tin vốn như mớ bòng bong của thế giới mạng.

Liên hệ với câu chuyện thời sự mới đây về Nguyễn Tiến Trung, bạn Trần Nguyễn Thảo Quyên- giáo viên Trường mầm non Vàng Anh, bày tỏ: “Thật tiếc cho Trung khi có điều kiện du học đã không đem kiến thức học được cống hiến cho đất nước mà lại sa ngã”.

Từ những ý kiến ấy, hầu hết bạn trẻ dự tọa đàm đều kêu gọi các bạn trẻ cùng trang lứa biết cập nhật và chắt lọc, đánh giá, phân tích, kiểm chứng thông tin để biết đâu là những thông tin sai lệch cần tránh. Tuy nhiên, có lẽ để làm được điều đó không thể không có những hỗ trợ, “ngọn đèn định hướng” của gia đình, nhà trường và xã hội; cũng như những chia sẻ của bạn bè xung quanh.

NGUYỄN TRIỀU - KIM ANH

8 tháng 7, 2009

Cách đoạn tuyệt với thuốc lá

CONGPY - TT - Khoa học từ lâu đã chứng minh hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh. Dù biết như vậy nhưng tại sao có nhiều người không bỏ được thuốc lá dù rất muốn. Hãy tham khảo một số cách đơn giản dưới đây:

1. Hợp lý hóa thời gian để giảm căng thẳng
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 80% những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng đã bị nghiện thuốc lá, đặc biệt là đàn ông. Họ cho rằng hút thuốc để quên đi căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng sự thật không phải vậy, bởi vì chất nicotin có trong thuốc lá thường gây ức chế thần kinh và dẫn đến chứng nghiện.
Vậy muốn cơ thể và não bộ có thời gian nghỉ ngơi thì hãy sắp xếp lại lịch làm việc và sinh hoạt một cách hợp lý. Nếu công việc bắt buộc bạn phải ở văn phòng cả ngày, thỉnh thoảng hãy nhai một chiếc kẹo cao su, ăn một chút hoa quả, uống một cốc nước quả ép hay một chai nước khoáng. Hãy dùng chúng những lúc nghỉ giải lao thay vì hút thuốc.
2. Tăng hoạt động thể chất để kiểm soát cơ thể
Những người hút thuốc thường tăng cân sau khi bỏ thuốc lá mặc dù chế độ dinh dưỡng vẫn như cũ. Tuy nhiên, việc tăng cân lại là nỗi lo đối với một số người. Và thế là không ít người đã quay lại với thuốc lá hòng giảm cân. Thay vào đó lẽ ra nên tăng hoạt động thể chất!
3. Phải có quyết tâm bỏ thuốc
Đây là một yếu tố tâm lý không thể thiếu nếu bạn thật sự muốn bỏ thuốc. Nếu chỉ suy nghĩ đơn thuần là muốn bỏ thuốc mà không có quyết tâm thì việc cai thuốc sẽ khó thực hiện được. Hãy tự rèn luyện tính kiên trì và nhẫn nại để việc cai thuốc thành công.
4. Tham gia những hoạt động khác
Để không nghĩ tới thuốc lá nữa hãy tìm tới một số hoạt động khác, chẳng hạn như chơi trò chơi điện tử (tất nhiên là có mức độ), matxa cơ thể, xem một bộ phim mình yêu thích... để tập trung sự chú ý của não bộ.
Hãy tham gia các hoạt động thể dục thể thao như bóng bàn, bơi lội, cầu lông, bóng đá... bất cứ lúc nào có thể để làm tinh thần thoải mái, tiêu hao năng lượng, như vậy sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Việc thường xuyên súc miệng cũng có tác dụng làm giảm cảm giác thèm hút thuốc lá.
Nếu có thói quen uống cà phê rồi hút thuốc vào mỗi buổi sáng thì hãy uống trà hoặc nước khoáng thay cà phê. Sự thay đổi khẩu vị như vậy cũng giúp quên đi cảm giác thèm hút thuốc sau đó. Việc uống nhiều nước cũng có tác dụng làm dạ dày không có cảm giác đói. Nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi và các món ăn chứa ít đường, chất béo.
5. Loại bỏ hết những gì liên quan đến hút thuốc
Hãy loại bỏ hết những vật dụng liên quan đến hút thuốc lá, chẳng hạn như gạt tàn, bật lửa... Tốt nhất là không bao giờ để chúng xuất hiện trước mắt bạn. Trong thời gian mới bỏ thuốc lá, nên hạn chế tham gia các cuộc hội họp, liên hoan... vì đó là môi trường thuận lợi kích thích người ta quay lại với thuốc lá, nhất là khi những lúc đó có nhiều người hút thuốc.
HỒNG HOA (Theo RD)

31 tháng 3, 2009

6 tháng 3, 2009

Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

CONGPY - Hỡi anh em - Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.
Thưa anh em. Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.
Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?
Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.
Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.
Hỡi anh em. Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.
Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.
Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?
Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.
Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.
Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!


Lê Hoàng - Thanh Niên


15 tháng 2, 2009

Quán cơm 2.000 đồng

Đâu đó ở chốn bộn bề Sài thành, nơi mà người ta tất bật bộn bề lo toan và không ngơi tính toán để kiếm đồng tiền bát gạo phục vụ cho cuộc sống thường ngày. Ít ai nghĩ rằng ở đó lại có người giành thời gian, tiền của để giúp đở và hy sinh vì người khác. “Quán cơm 2.000đ” ngoài ý nghĩa thiết thực là mang lại những phần cơm giá rẻ cho các cô cậu sinh viên khó khăn, người nghèo, .. nó còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó là biết hy sinh, sản sẻ khó khăn cùng cộng đồng.

Phần cơm ấy được bán ở một quán cơm nằm sâu trong con hẻm ở cư xá Lữ Gia, (P.15, Q.11, TP.HCM). Ngoài quán ghi rõ chữ lớn: “Quán cơm 2.000 đồng, chỉ dành cho sinh viên và người nghèo”. Quán được bày biện chừng 100 chiếc bàn nhỏ, gọn gàng và sạch sẽ.
Quán cơm 2000 đồng của chị Mỹ
Hơn 11g trưa, khi chúng tôi tìm đến khách đã ra vào tấp nập, không một chỗ trống. “Quán bán từ 10g-13g vào các trưa thứ hai, tư, sáu thôi…”, một chị phục vụ cho biết. Thực khách là người lượm ve chai, bác xe ôm, xích lô, cô bán vé số… nhưng đông nhất vẫn là SV. Bạn Hồng Sang, SV ĐH Bách khoa, cho biết: “Ăn ở đây chúng tôi bớt một khoản kha khá bù cho tiền nhà, tiền học”. Còn một chị bán vé số vừa cẩn thận vuốt thẳng lề tờ 2.000 đồng trước khi trả tiền, vừa bảo: “Trưa nào tui cũng ăn ở đây. Cách đây ba tháng khi quán chưa mở, tôi hiếm khi ghé các quán cơm mà chỉ mì gói, bánh mì cho qua bữa…”.
Tươm tất và sạch sẽ
Chủ quán là một cô gái trẻ, sinh năm 1978 tên Mỹ. Không muốn nói nhiều về mình, chị Mỹ cho biết chỉ muốn làm gì đó để giúp những người cùng cảnh ngộ mà mình từng trải qua. Cha mất sớm, tự bươn chải từ thời vô đại học đến nay, chị thấm thía quãng thời gian khó khăn của mình. Khi cuộc sống tương đối ổn định, chị thường mua gạo tặng các bệnh viện, bếp ăn từ thiện. Sau đó với mong muốn làm điều gì đó có ích hơn, chị nảy ra ý tưởng lập quán cơm giá rẻ cho người nghèo với sự góp tay của cô Yến. “Tôi rất phục Mỹ khi còn trẻ người đã nghĩ đến một việc làm rất ý nghĩa nên đã đồng ý tham gia ngay và bắt tay vào công việc” - cô Yến nói.
Cùng làm nghề buôn bán nên cả hai phải tranh thủ thay phiên nhau trực quán. Bốn người giúp việc trong quán được thuê làm việc 50.000đ/ngày cùng một số tình nguyện viên. 10 giờ quán mở cửa đón khách. Những hôm khách đông hết cơm nhưng thấy có SV đến, chủ quán lại tất tả sai người đi mua cơm thêm hoặc chạy về nhà lấy rồi vào bếp làm thêm món ăn. “SV phần lớn ở tỉnh nên cả khi hết đồ ăn quán cũng cố gắng chạy lo cho mấy đứa no bụng đến trường” - cô Yến tâm sự.
Tuy 2.000đ/phần cơm nhưng các suất ăn đều được đựng trong một khay nhựa sạch sẽ với cơm, canh, món mặn và chuối tráng miệng. Món mặn được luân phiên và thay đổi thường xuyên như thịt kho hột vịt, đậu hủ, sườn, gà kho gừng, cá… Những ngày đầu tiên, quán chỉ chuẩn bị 200 phần nên hết ngay. Số lượng tăng dần và hiện đang là 500 suất/ngày.
“Lúc đầu cũng tính miễn phí nhưng sợ thực khách tuy khó khăn nhưng có thể có cảm giác “xin ăn” nên tính giá 2.000đ cho có. Phần thiếu chúng tôi bù thêm”, cô Yến bộc bạch và cho biết tính cả tiền mua thức ăn, thuê người phụ bán, tiền nhà…, mỗi suất ăn có giá 6.000-7.000đ.
_____________
Theo TuoiTre

14 tháng 2, 2009

14 Bí Quyết Để Luôn Chiến Thắng Trong Các Cuộc Tranh Luận

Dù bạn có muốn hay không thì các cuộc tranh luận vẫn là một phần tất yếu trong kinh doanh. Nhưng để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận và phát huy tính tích cực của chúng, bạn hãy nắm vững những bí quyết quan trọng mà tạp chí Nhà quản trị giới thiệu dưới đây
Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên đôi lúc các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích nào đó, chẳng hạn tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn.
Cách tốt nhất để tránh một cuộc tranh luận là đừng để nó xảy ra. Tuy nhiên điều này là rất khó, và nếu bạn thường xuyên né tránh các cuộc tranh luận thì mọi người có thể cho rằng bạn yếu kém về năng lực và không dám tin vào những giá trị của riêng mình đồng thời không có quan điểm riêng vì thế hãy lựa chọn và tham gia các cuộc tranh luận mà bạn cho là thực sự có ích. Hãy phát huy tối đa năng lực của bạn sao cho cuộc tranh luận sẽ không rơi vào một cuộc kịch chiến không có kết quả.
1. Tôn trọng ý kiến của người khác
Mỗi người có những niềm tin khác nhau, và bạn đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu "Tất cả những gì tôi biết là đúng". Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa đúng lắm chứ.
2. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu kẻ khác ném những luận điệu hắn ta khăng khăng cho là đúng vào mặt mình? Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng, và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ.
3. Thừa nhận sai lầm
Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn dám nhận sai lầm của mình ngay tức thì: Người kia không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn rất coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau. Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu anh ta sai lầm thì bạn cũng sẽ rất dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua cho anh ta. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy, và ai cũng thích những người hùng rộng lượng.
4. Khởi động một cách nhẹ nhàng
Tất cả những cuộc tranh luận bắt đầu từ khi một người đưa ra những đòi hỏi về người khác, chẳng hạn như ông chủ yêu cầu nhân viên phải làm một nhiệm vụ gì đó theo cách của ông ta mà người nhân viên này lại cho rằng điều đó phương hại đến lợi ích của mình. Vì thế khi mở đầu một cuộc tranh luận bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói, bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái. Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt thì chỉ càng làm cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn.
5. Hãy dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của bạn
Cho dù chủ đề đó là gì đi chăng nữa hay nó có nhỏ nhặt đến đâu, hãy cố gắng tìm ra một quan điểm của bạn. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm rằng bạn là đối thủ của anh ta, và vì thế bạn cần anh ta nhẩy vào chung chiến hào của mình. Bằng cách đồng ý với bạn, ngay cả với những sự thật hiển nhiên như giá của một loại xe ô tô nào đó đang bị định giá quá cao chẳng hạn, bạn sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và anh ta đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một kỹ thuật mang tính tâm lý và thường được những nhà tiếp thị từ xa vận dụng thường xuyên. Nếu nó là kỹ năng đem lại miếng cơm manh áo cho họ thì cớ gì bạn không tận dụng ưu điểm của nó chứ?
6. Hãy để họ có cơ hội lên tiếng
Trong một cuộc tranh luận, hãy cố gắng lắng nghe. Làm sao mà bạn có thể chiến thắng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt và không cho người khác cơ hội được diễn đạt quan điểm của mình và được chia sẻ. Bạn hãy cố gắng nói nhiều hơn một chút. Như vậy là bạn đã cho họ một ân huệ, và họ sẽ cảm kích về cái sự “rộng lượng” này của bạn. Điều này giống như là bạn hẹn gặp một người phụ nữ, sau đó để cho cô ta thao thao bất tuyệt liên tục trong 2 giờ liền còn bạn chỉ chăm chú lắng nghe và gật đầu tán thưởng. Kết quả là gì nhỉ? Kết thúc cuộc hẹn, cô ta sẽ đứng lên và ca ngợi bạn hết lời đồng thời cảm ơn bạn vì thời gian tuyềt vời vừa rồi. Chuyện tương tự cũng sẽ diễn ra trong một cuộc tranh luận. Thêm vào đó, khi họ càng nói nhiều thì họ càng có nhiều sơ hở. Vì thế hãy lắng nghe, hãy tìm ra sự thực trong những tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình.
7. Đó không phải là ý kiến của bạn mà là của mọi người
Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ hiệu nghiệm. Để dẫn dắt một cuộc tranh luận, bạn hãy tìm cách đưa đẩy cuộc đối thoại sao cho đối phương của bạn sẽ cảm thấy rằng những điều mà bạn muốn họ làm chính là ý tưởng của họ chứ không phải sự áp đặt của bạn. Có thể bạn sẽ phải hy sinh là khi công việc hoàn tất thì người đó sẽ nghĩ rằng đó là do ý tưởng của anh ta đúng. Tuy nhiên đây chỉ là một sự đánh đổi nhỏ bé với cái mà bạn đạt được là sự hoàn tất công việc và sự tâm phục khẩu phục của đối phương. Đó mới chính là điều cốt yếu nhất. Để đạt được điều này, bạn hãy nuôi dưỡng cho cuộc tranh luận tiến dần đến một kết quả tất yếu. Sau đó, bạn hãy để cho đối phương tự rơi vào trận địa bạn sắp đặt, hãy đưa ra kết luận trên cơ sở các ý tưởng của họ.
8. Hãy là người cởi mở và chân thành
Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả mọi người chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều đương nhiên. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình.
9. Cảm thông với những mong muốn của đối phương
Hãy luôn nhớ rằng trong lúc bạn mong muốn một điều gì đó từ phía đối phương thì đối phương cũng có những mong muốn tương tự bạn. Mọi người đều có những mong muốn của riêng mình. Họ đến công sở để có đồng lương, họ đến câu lạc bộ tập thể dục để trở thành hấp dẫn hơn; ai cũng có kế hoạch thực hiện các mong muốn của mình. Nhận ra điều này, bạn có thể đưa nó vào cuộc tranh luận. Hãy đi tới điểm tranh luận rằng có những khả năng sẽ có lợi cho cả hai đem lại tình thế thắng - thắng cho cả hai chứ không phải thắng thua, tức nhất định phải có kẻ thua người thắng. Hãy tìm cách chứng minh rằng nếu làm theo cách của bạn, cả hai sẽ cùng có lợi.
10. Hãy thẳng thắn
Bởi vì người ta đã chứng minh rằng những kẻ lạnh lùng nhất cũng có tâm tư riêng của mình. Vì thế hãy đưa ra các lý do về đạo đức và nhân bản khi lý giải quan điểm của mình. Ai cũng có lòng hướng thiện của mình và không ai muốn làm những điều phi đạo đức cả. Chẳng hạn nếu bạn là nhà quản trị, khi thương lượng giảm lương của một người hãy lưu ý rằng điều này là bạn không mong muốn nhưng tình hình công ty đang khó khăn và sự giảm lương của một người có thể giúp cho công ty không thể sa thải thêm nhiều người khác kể cả những người có hoàn cảnh khó khăn. Ai mà chẳng muốn giúp đỡ người khác cơ chứ bạn có đồng ý không nào?
11. Thiết lập các luận cứ vững chắc
Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điển của bạn. Nếu bản thân lập luận bạn về một khoa học là hợp lý và đúng đắn thì chắc là mọi người chẳng ai muốn phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh hoạ nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác.
12. Đưa ra các thách thức
Về mặt di truyền nam giới thường tự kiêu và không muốn người khác nói với mình rằng có những điều họ không thể làm được. Họ lúc nào cũng mong muốn chứng minh tính cách đàn ông của họ bằng cách này vì thế hãy biết cách kích thích họ tự nói về mình. Chẳng hạn có thể nói thế này: “Mọi người ở phòng bên nói là cậu có thể tăng doanh số lên chừng 25%. Tuy nhiên cá nhân tôi thì tôi thấy khó có thể như vậy, nhưng không hiểu cậu nghĩ sao”. Thế rồi bạn chỉ việc ngồi đó và nghe đối phương hăng say diễn giải kế hoạch của mình. Điều cần lưu ý là hãy tìm cách thực hiện điều này khéo léo, tránh gây nghi ngờ.
13. Hãy tỏ ra lạnh nhạt
Một cuộc tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận thường nảy sinh các xúc cảm không thể kìm nén và các xúc cảm này sẽ dễ dàng bị bộc lộ. Vì thế, bạn hãy cố gắng giữ vững sự bình tâm và không để cho cảm xúc lấn át các luận điểm của mình. Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong quan điểm của mình, nhưng hãy cố uốn lưỡi vài lần trước khi nói. Trò chơi này giúp bạn kiểm soát các cảm xúc, không để chúng bùng phát ra cùng với cuộc tranh luận. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp và bám vào sự kiện và con số chứ không phải cảm xúc và đối phương sẽ phục bạn ngay.
14. Hãy biết dừng lại đúng lúc
Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý, khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Song biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững. Đây là 14 bí quyết quan trọng giúp bạn chiến thắng trong các cuộc tranh luận. Hãy biến các cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị, có tinh thần xây dựng, giúp các bên hiểu nhau hơn và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung.
Nắm vững 14 bí quyết quan trọng trong các cuộc tranh luận, bạn sẽ gạt ra ngoài những bất đồng, xây dựng niềm tin trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và cùng hướng tới mục tiêu kinh doanh chung.
 

Sample text

Sample Text

Sample Text