Ads 468x60px

BLOG YÊU THÍCH

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP


TỪ ĐIỂN

BÀI XEM NHIỀU NHẤT

CHAT

NHẬN XÉT CÁC BÀI VIẾT

TIM KIẾM TRONG BLOG

16 tháng 7, 2009

Học gì để trở thành CEO thành đạt

Làm CEO chính là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì 99% kia cũng… bỏ.
Học gì để trở thành CEO thành đạt
Làm CEO chính là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì 99% kia cũng… bỏ.Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nhiều thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay, việc thành hay bại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thể bắt chước nhau mọi thứ từ công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm, giá cả, chiêu thị... nhưng có một thứ khó mà sao chép được, đó chính là "lãnh đạo".Và, để "chính danh" với tên gọi của chính mình, hơn bao giờ hết, CEO cần phải học, mà trong đó, học cách tư duy và nhận thức là điều tối quan trọng. Bên cạnh việc làm giàu kinh nghiệm và duy trì một trực giác tốt, nhà quản trị phải trang bị cho mình tư duy khoa học để lĩnh hội kiến thức quản trị, từ đó nâng cao năng lực quản trị theo khoa học và giảm bớt quản trị theo cảm tính.Điều kiện cần để trở thành một CEOKhát vọng và tố chất là hai yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một CEO. Chúng ta đều đồng ý rằng, sống trên cõi trần này, bất luận đó là nghề gì, thì đều phải có khát vọng. Nhưng khát vọng thôi không đủ, bạn phải có tố chất. Tới trường là một trong những cách hữu hiệu để phát hiện ra tố chất của chính mình.Theo lẽ tự nhiên, ai cũng có tố chất cả. Nếu ai phát hiện hoặc được phát hiện tố chất của mình và dấn thân vào đúng tố chất ấy thì đó là sự thăng hoa của cuộc sống. Có thể lấy ví dụ, nếu Piscasso theo nghề CEO thì liệu ông có lưu danh sử sách là thiên tài lãnh đạo không? E là không. Và rõ ràng, Piscasso với tố chất bẩm sinh về nghệ thuật và ông đã chọn nghề hội họa để dấn thân và giờ thì cả nhân loại đều biết Piscasso là ai?Và tố chất để trở thành một CEO chuyên nghiệp, thường là:* Về chỉ số, đòi hỏi cần có: chỉ số thông minh cao, chỉ số nhạy cảm cao, chỉ số vượt khó cao...* Về tư duy chiến lược, đòi hỏi cần có: tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy quy luật...* Về tính cách, đòi hỏi cần có: cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhanh nhạy, tinh tế; mạnh mẽ, quyết đoán, kiên nhẫn, chịu đựng... Ngoài ra, cần có thần thái, có cái uy và thiên hướng của người chỉ huy (ví dụ: có khả năng tập hợp, hiệu triệu người khác một cách tự nhiên, có khả năng thuyết phục cao, có óc tổ chức, đáng tin...)Khát vọng và tố chất là hai điều kiện không thể thiếu để trở thành một CEO. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người có khát vọng mà không có tố chất? Đối với trường hợp này, đó là ảo ảnh mang tính thảm họa. Còn chúng ta sẽ lấy làm tiếc nếu một người có tố chất mà không có khát vọng.… Và điều kiện đủNhưng hội tụ được trong mình khát vọng và tố chất về nghề CEO mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải có thêm kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ nghề nghiệp. Ba điều kiện này được gọi là "vốn nghề" của một CEO. Ngoài ra, một CEO thành công cũng phải có đạo đức nghề nghiệp cũng như sức khỏe, ngoại hình và vốn sống...Để có thêm kiến thức, chỉ có cách duy nhất là phải học. Nhưng trước khi học bất cứ cái gì, chúng ta nhất thiết phải trả lời cho được các câu hỏi cốt lõi, đó là: phải xác định cho được "Mục tiêu của sự học" (Why to learn) rồi mới xác định nên "Học cái gì" (What to learn) và sau cùng là "Học như thế nào" (How to learn). Đây chính là nền tảng của phương pháp luận 2W1H. Và bạn đừng bao giờ quên, "Học cách nghĩ trước khi học cách làm" (Learning how to think, before learning how to do).Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp khôn lường, lượng thông tin cần cập nhật rất đồ sộ, do vậy các CEO cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Học từ chính các bạn đồng môn, từ đồng nghiệp và thậm chí, học cả từ chính những nhân viên của mình, học thông qua những tấm gương doanh nhân thành đạt trên thế giới, thông qua các cuốn sách đúc kết các kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp... Đó chính là chân dung một CEO năng động và thành đạt thời nay. Nhưng những bài học nào là cần thiết cho một CEO? Hay nói một cách khác, CEO nên học gì? Theo những nghiên cứu của PACE, một CEO chuyên nghiệp sẽ gắn cả cuộc đời họ với bốn lĩnh vực: chiến lược, con người, hệ thống và văn hóa.Để giỏi những công việc này, CEO cần phải được trang bị kiến thức quản trị, bao gồm: quản trị tổng quát, quản trị chức năng, quản trị dự án. Ngoài ra, tại sao cần phải có kinh nghiệm nghề nghiệp? Vì không ai có thể chuyên nghiệp ngay khi mới bước vào nghề, vậy nên, cần phải có nhiều sự trải nghiệm, kinh qua về quản lý điều hành từ các góc độ khác nhau...Tại sao cần phải có quan hệ nghề nghiệp? Vì không ai có thể giỏi nghề mà thiếu sự chia sẻ với đồng nghiệp trong xã hội. Mỗi nghề đều có "sân chơi" riêng của mình, thế nên, mỗi một CEO cần phải có quan hệ sâu rộng trong giới doanh nhân và CEO.Hành trình của “sự học”Đối với một CEO thì tư duy nhận thức là nền tảng, kỹ thuật nghiệp vụ là bổ trợ, nghĩa là một CEO chuyên nghiệp thì cần phải học "thức" trước khi học "chiêu". Điều này cũng tựa như người võ sĩ, cần phải học "công" trước khi học "chưởng".Như đã trao đổi ở trên, bốn công việc quan trọng nhất của một CEO là chiến lược con người, hệ thống và văn hóa. Vì vậy, một khóa học thành công dành cho CEO là một khóa học cần phải chỉ rõ: Một CEO chuyên nghiệp là người như thế nào? Ai có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp? Học gì để trở thành một CEO chuyên nghiệp? Tư duy và phương pháp học của một CEO chuyên nghiệp là như thế nào? Rồi tiếp đến là đi sâu vào tìm lời đáp cho 4 công việc quan trọng nhất của một CEO như chúng ta đã đề cập.Thêm vào đó, một CEO chuyên nghiệp cần phải học và nắm rõ những vấn đề về quản trị chức năng, cụ thể là: Biết cách chỉ đạo việc quản trị nguồn nhân lực; Biết cách chỉ đạo việc quản lý tài chính và đầu tư; Biết cách chỉ đạo việc quản lý công tác kế toán; Biết cách chỉ đạo việc quản lý marketing và thương hiệu; Biết cách sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khi có nhu cầu; Hiểu biết về quan hệ công chúng và quan hệ truyền thông, Nắm bắt về hội nhập và toàn cầu hóa…Ngoài ra, một CEO chuyên nghiệp cần liên tục học tập và rèn luyện các kỹ năng bổ trợ cần thiết, đó là: thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của chính mình, kỹ năng hiểu con người, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng về phân công, phân nhiệm và ủy thác công việc, kỹ năng huấn luyện và dẫn dắt nhân viên/đội ngũ, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố trong công việc...
(Theo Tạp chí Thế giới Doanh nhân)

10 tháng 7, 2009

Trăn trở của người trẻ

CONGPY - TT - “Khi người ta trẻ” - đó là cuộc tọa đàm khá thú vị của các bạn HS-SV, ĐVTN do Hội Liên hiệp thanh niên quận 5 (TP.HCM) tổ chức sáng 9-7, một ngày trước Đại hội đại biểu Hội LHTN quận 5.

Buổi tọa đàm đã gợi mở nhiều vấn đề mà không ít bạn trẻ quan tâm.


Chiến sĩ thanh niên công nhân trong chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” 2009 - một biểu hiện của lòng yêu nước-Ảnh: MINH ĐỨC


Thế nào là yêu nước?

Câu hỏi gợi mở của bí thư quận đoàn Trịnh Xuân Tâm đã được bạn Phạm Giang Anh, chi đoàn Viện Sốt rét và ký sinh trùng TP.HCM, khẳng định: phần lớn bạn trẻ hôm nay đủ nhận thức khi chọn cho mình một lối sống, một mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu. Quan trọng là mục tiêu ấy phải đi cùng với sự phát triển của đất nước và đòi hỏi người trẻ phải góp sức lớn. “Biết bao chiến sĩ ngày đêm bám trụ, sẵn sàng chiến đấu ở những hải đảo, như những chiến sĩ ở nhà giàn DK1 để chúng ta được bình yên”.

Anh Nguyễn Quốc Dũng, phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển kinh tế và cung ứng lao động Q.5, kể về “quá trình yêu nước” của riêng mình: “Trước đây tôi nghĩ yêu nước là phải làm được những điều to tát lắm. Dần về sau mới hiểu thật ra những việc nhỏ nhất mà có ích như xây dựng lối sống văn hóa, rèn luyện bản thân, chấp hành tốt pháp luật cũng đã là yêu nước”.

Từng là một du học sinh chuyên ngành công nghệ thông tin tại Úc sáu năm, anh Châu Tiên Thức hiện là một chủ doanh nghiệp trẻ của quận 5 chia sẻ: “Từ một đất nước hòa bình và ổn định về chính trị, tôi xác định du học là để dung nạp thêm kiến thức tiên tiến và ao ước trở về để cống hiến, góp phần làm đất nước phát triển”.

Anh Thức cho biết thêm ngay từ năm đầu tiên du học ở Úc anh đã gặp nhiều thông tin về hình ảnh, sự kiện không mấy tốt đẹp về đất nước, con người, thể chế chính trị của VN. Sau khi bình tĩnh soi xét lại với những gì mình từng mắt thấy tai nghe khi còn ở quê nhà, những câu chuyện của người thân trong nước kể lại, anh quả quyết những thông tin kia là sai lệch và loại khỏi bộ nhớ của mình. Cũng theo anh, bảo vệ hình ảnh đẹp của quê hương trong tâm thức và nhận thức của mình cũng là yêu nước.

Đừng để giới trẻ “tự bơi”

Cuộc tọa đàm càng nóng hơn khi hai bạn trẻ cùng thế hệ 9x là Trương Nguyễn Uyên Thư (Trường THPT Lê Hồng Phong) và Phan Việt Hải (SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên) khẳng định: người trẻ thích tìm tòi cái mới. Với sự hiếu động của tuổi trẻ nên dễ bị ngợp trước vô vàn thông tin từ nguồn Internet. “Là SV công nghệ thông tin, tôi biết được chỉ có khoảng 10% thông tin trên Internet là tích cực, còn lại đến 90% cần phải cảnh giác” - Hải nói. Do đó, các bạn trẻ khi vào đời cần được trang bị những kiến thức nhất định về xã hội, lý tưởng chính trị để khỏi bị cuốn theo các luồng thông tin vốn như mớ bòng bong của thế giới mạng.

Liên hệ với câu chuyện thời sự mới đây về Nguyễn Tiến Trung, bạn Trần Nguyễn Thảo Quyên- giáo viên Trường mầm non Vàng Anh, bày tỏ: “Thật tiếc cho Trung khi có điều kiện du học đã không đem kiến thức học được cống hiến cho đất nước mà lại sa ngã”.

Từ những ý kiến ấy, hầu hết bạn trẻ dự tọa đàm đều kêu gọi các bạn trẻ cùng trang lứa biết cập nhật và chắt lọc, đánh giá, phân tích, kiểm chứng thông tin để biết đâu là những thông tin sai lệch cần tránh. Tuy nhiên, có lẽ để làm được điều đó không thể không có những hỗ trợ, “ngọn đèn định hướng” của gia đình, nhà trường và xã hội; cũng như những chia sẻ của bạn bè xung quanh.

NGUYỄN TRIỀU - KIM ANH

8 tháng 7, 2009

Cách đoạn tuyệt với thuốc lá

CONGPY - TT - Khoa học từ lâu đã chứng minh hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh. Dù biết như vậy nhưng tại sao có nhiều người không bỏ được thuốc lá dù rất muốn. Hãy tham khảo một số cách đơn giản dưới đây:

1. Hợp lý hóa thời gian để giảm căng thẳng
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 80% những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng đã bị nghiện thuốc lá, đặc biệt là đàn ông. Họ cho rằng hút thuốc để quên đi căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng sự thật không phải vậy, bởi vì chất nicotin có trong thuốc lá thường gây ức chế thần kinh và dẫn đến chứng nghiện.
Vậy muốn cơ thể và não bộ có thời gian nghỉ ngơi thì hãy sắp xếp lại lịch làm việc và sinh hoạt một cách hợp lý. Nếu công việc bắt buộc bạn phải ở văn phòng cả ngày, thỉnh thoảng hãy nhai một chiếc kẹo cao su, ăn một chút hoa quả, uống một cốc nước quả ép hay một chai nước khoáng. Hãy dùng chúng những lúc nghỉ giải lao thay vì hút thuốc.
2. Tăng hoạt động thể chất để kiểm soát cơ thể
Những người hút thuốc thường tăng cân sau khi bỏ thuốc lá mặc dù chế độ dinh dưỡng vẫn như cũ. Tuy nhiên, việc tăng cân lại là nỗi lo đối với một số người. Và thế là không ít người đã quay lại với thuốc lá hòng giảm cân. Thay vào đó lẽ ra nên tăng hoạt động thể chất!
3. Phải có quyết tâm bỏ thuốc
Đây là một yếu tố tâm lý không thể thiếu nếu bạn thật sự muốn bỏ thuốc. Nếu chỉ suy nghĩ đơn thuần là muốn bỏ thuốc mà không có quyết tâm thì việc cai thuốc sẽ khó thực hiện được. Hãy tự rèn luyện tính kiên trì và nhẫn nại để việc cai thuốc thành công.
4. Tham gia những hoạt động khác
Để không nghĩ tới thuốc lá nữa hãy tìm tới một số hoạt động khác, chẳng hạn như chơi trò chơi điện tử (tất nhiên là có mức độ), matxa cơ thể, xem một bộ phim mình yêu thích... để tập trung sự chú ý của não bộ.
Hãy tham gia các hoạt động thể dục thể thao như bóng bàn, bơi lội, cầu lông, bóng đá... bất cứ lúc nào có thể để làm tinh thần thoải mái, tiêu hao năng lượng, như vậy sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Việc thường xuyên súc miệng cũng có tác dụng làm giảm cảm giác thèm hút thuốc lá.
Nếu có thói quen uống cà phê rồi hút thuốc vào mỗi buổi sáng thì hãy uống trà hoặc nước khoáng thay cà phê. Sự thay đổi khẩu vị như vậy cũng giúp quên đi cảm giác thèm hút thuốc sau đó. Việc uống nhiều nước cũng có tác dụng làm dạ dày không có cảm giác đói. Nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi và các món ăn chứa ít đường, chất béo.
5. Loại bỏ hết những gì liên quan đến hút thuốc
Hãy loại bỏ hết những vật dụng liên quan đến hút thuốc lá, chẳng hạn như gạt tàn, bật lửa... Tốt nhất là không bao giờ để chúng xuất hiện trước mắt bạn. Trong thời gian mới bỏ thuốc lá, nên hạn chế tham gia các cuộc hội họp, liên hoan... vì đó là môi trường thuận lợi kích thích người ta quay lại với thuốc lá, nhất là khi những lúc đó có nhiều người hút thuốc.
HỒNG HOA (Theo RD)
 

Sample text

Sample Text

Sample Text