Ads 468x60px

BLOG YÊU THÍCH

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP


TỪ ĐIỂN

BÀI XEM NHIỀU NHẤT

CHAT

NHẬN XÉT CÁC BÀI VIẾT

TIM KIẾM TRONG BLOG

15 tháng 2, 2009

Quán cơm 2.000 đồng

Đâu đó ở chốn bộn bề Sài thành, nơi mà người ta tất bật bộn bề lo toan và không ngơi tính toán để kiếm đồng tiền bát gạo phục vụ cho cuộc sống thường ngày. Ít ai nghĩ rằng ở đó lại có người giành thời gian, tiền của để giúp đở và hy sinh vì người khác. “Quán cơm 2.000đ” ngoài ý nghĩa thiết thực là mang lại những phần cơm giá rẻ cho các cô cậu sinh viên khó khăn, người nghèo, .. nó còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó là biết hy sinh, sản sẻ khó khăn cùng cộng đồng.

Phần cơm ấy được bán ở một quán cơm nằm sâu trong con hẻm ở cư xá Lữ Gia, (P.15, Q.11, TP.HCM). Ngoài quán ghi rõ chữ lớn: “Quán cơm 2.000 đồng, chỉ dành cho sinh viên và người nghèo”. Quán được bày biện chừng 100 chiếc bàn nhỏ, gọn gàng và sạch sẽ.
Quán cơm 2000 đồng của chị Mỹ
Hơn 11g trưa, khi chúng tôi tìm đến khách đã ra vào tấp nập, không một chỗ trống. “Quán bán từ 10g-13g vào các trưa thứ hai, tư, sáu thôi…”, một chị phục vụ cho biết. Thực khách là người lượm ve chai, bác xe ôm, xích lô, cô bán vé số… nhưng đông nhất vẫn là SV. Bạn Hồng Sang, SV ĐH Bách khoa, cho biết: “Ăn ở đây chúng tôi bớt một khoản kha khá bù cho tiền nhà, tiền học”. Còn một chị bán vé số vừa cẩn thận vuốt thẳng lề tờ 2.000 đồng trước khi trả tiền, vừa bảo: “Trưa nào tui cũng ăn ở đây. Cách đây ba tháng khi quán chưa mở, tôi hiếm khi ghé các quán cơm mà chỉ mì gói, bánh mì cho qua bữa…”.
Tươm tất và sạch sẽ
Chủ quán là một cô gái trẻ, sinh năm 1978 tên Mỹ. Không muốn nói nhiều về mình, chị Mỹ cho biết chỉ muốn làm gì đó để giúp những người cùng cảnh ngộ mà mình từng trải qua. Cha mất sớm, tự bươn chải từ thời vô đại học đến nay, chị thấm thía quãng thời gian khó khăn của mình. Khi cuộc sống tương đối ổn định, chị thường mua gạo tặng các bệnh viện, bếp ăn từ thiện. Sau đó với mong muốn làm điều gì đó có ích hơn, chị nảy ra ý tưởng lập quán cơm giá rẻ cho người nghèo với sự góp tay của cô Yến. “Tôi rất phục Mỹ khi còn trẻ người đã nghĩ đến một việc làm rất ý nghĩa nên đã đồng ý tham gia ngay và bắt tay vào công việc” - cô Yến nói.
Cùng làm nghề buôn bán nên cả hai phải tranh thủ thay phiên nhau trực quán. Bốn người giúp việc trong quán được thuê làm việc 50.000đ/ngày cùng một số tình nguyện viên. 10 giờ quán mở cửa đón khách. Những hôm khách đông hết cơm nhưng thấy có SV đến, chủ quán lại tất tả sai người đi mua cơm thêm hoặc chạy về nhà lấy rồi vào bếp làm thêm món ăn. “SV phần lớn ở tỉnh nên cả khi hết đồ ăn quán cũng cố gắng chạy lo cho mấy đứa no bụng đến trường” - cô Yến tâm sự.
Tuy 2.000đ/phần cơm nhưng các suất ăn đều được đựng trong một khay nhựa sạch sẽ với cơm, canh, món mặn và chuối tráng miệng. Món mặn được luân phiên và thay đổi thường xuyên như thịt kho hột vịt, đậu hủ, sườn, gà kho gừng, cá… Những ngày đầu tiên, quán chỉ chuẩn bị 200 phần nên hết ngay. Số lượng tăng dần và hiện đang là 500 suất/ngày.
“Lúc đầu cũng tính miễn phí nhưng sợ thực khách tuy khó khăn nhưng có thể có cảm giác “xin ăn” nên tính giá 2.000đ cho có. Phần thiếu chúng tôi bù thêm”, cô Yến bộc bạch và cho biết tính cả tiền mua thức ăn, thuê người phụ bán, tiền nhà…, mỗi suất ăn có giá 6.000-7.000đ.
_____________
Theo TuoiTre

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text